Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật

(LĐTĐ) Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 11 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai, tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật.
Bảo tồn thận thành công cho bệnh nhân ung thư thận tại Cần Thơ Tổng kết Hội thi Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh, do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đồng chủ trì phiên họp.

Bệnh tật ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, trong 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu quan trọng về chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi (giảm nhẹ xuống còn 73,6 tuổi trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19); các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ngày càng được cải thiện; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi cũng giảm tương ứng từ 33,9% năm 2007 xuống còn 18,9% năm 2022.

Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng mở rộng là một thành công của mạng lưới y tế cơ sở. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi, làm theo. Mạng lưới cơ sở là nhân tố then chốt đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về y tế công cộng và để người dân Việt Nam được hưởng cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn so với các quốc gia khác có trình độ phát triển tương tự…

Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên họp.

Tờ trình của Bộ Y tế cho biết, bên cạnh những kết quả trên, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng còn nhiều tồn tại, bất cập. Đó làngười dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 11 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai, tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Một số yếu tố quan trọng dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân Việt Nam còn ở mức cao là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Đồng thời, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc (tính bằng DALYs) và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Đề xuất 6 chính sách

Kết quả Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021 do Bộ Y tế chủ trì thực hiện cho kết quả rất đáng quan tâm: 20,8% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên hiện đang hút thuốc, bao gồm 41,1% nam giới và 0,6% nữ giới. Khoảng 1/3 dân số (37,3%) đã từng tiếp xúc với khói thuốc.

Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật
Người dân làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Gần 2/3 nam giới (64,2%), 1/10 nữ giới (9,8%) hiện có uống rượu, bia. Khoảng 14,7% số người uống rượu, bia ở mức nguy hại. Khoảng 59% dân số ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị là mỗi người cần ăn ít nhất 5 suất (tương đương với 400g) mỗi ngày; tỷ lệ dân số luôn luôn hoặc thường xuyên thêm muối, mắm hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu ăn hoặc trong khi ăn là 78,2%.

Trong khi đó, mức độ hoạt động thể lực của người dân còn thấp. Gần 1/4 dân số (22,2%) thiếu hoạt động thể lực (không đạt mức theo khuyến nghị của WHO); gần 1/5 dân số (19,5%) bị thừa cân (BMI ≥25 kg/m2). Nhìn chung 15,3% dân số từ 40-69 tuổi có nguy cơ cao ≥20% trong vòng 10 năm tới bị các biến cố tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim…

Bộ Y tế cũng cho biết, môi trường sống ở Việt Nam nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất, bên cạnh đó ở một số vùng khó khăn nhiều hộ gia đình còn chưa tiếp cận được với các điều kiện vệ sinh cơ bản như nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh… và các vấn đề này đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi người dân và cộng đồng.

Tổng kết 15 năm thi hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho thấy, quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm không còn phù hợp với thực tiễn; cơ chế phân cấp, phân quyền trong công bố dịch chưa đảm bảo tính linh hoạt; quy định về điều kiện công bố hết dịch chưa bảo đảm tính khả thi… Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng, việc xây dựng một đạo luật mới thay thế Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm là cần thiết.

Bộ Y tế đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh tập trung vào 6 chính sách gồm: Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tăng cường công tác dinh dưỡng trong hoạt động phòng bệnh và nâng cao sức khỏe; phòng, chống các rối loạn sức khỏe tâm thần; tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh tật và nâng cao sức khỏe (quản lý sức khỏe người dân); thiết lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Phát biểu tại phiên họp thẩm định, một số ý kiến cho rằng, Dự thảo đã quy định về lập hồ sơ sức khỏe cho người dân và cập nhật các thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, cần bổ sung quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, việc lập hồ sơ sức khỏe cho người dân có liên quan đến các quy định đã được nêu tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 về lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh án. Vì vậy, cần rà soát để đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo của hệ thống pháp luật.

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với các chính sách được đề xuất. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng, sâu sắc hơn các vấn đề bất cập thực tiễn, vướng mắc về pháp luật để thể hiện rõ sự cần thiết ban hành Luật. Trong đó, tập trung đánh giá về cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng quan hệ xã hội cũng như vướng mắc về hệ thống pháp luật khi triển khai thực hiện trên thực tiễn…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động